Cao su là loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam hiện nay, diện tích cây cao su không ngừng được mở rộng. Khi nền kinh tế đã dần khôi phục sau khủng hoảng thì cao su tấm chắc chắn sẽ loại vật liệu cần thiết trong ngành công nghiệp ô tô. Vậy có những tiềm năng phát triển cây cao su ở Việt Nam như thế nào trong bối cảnh hiện nay? Cùng theo dõi bài viết để biết thêm thông tin hữu ích về tiềm năng của loại cây giá trị cao này.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Cao su được trồng nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với hơn 80% diện tích trồng cao su của cả nước. Nhờ điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi nên chất lượng các vườn cây rất tốt, cho năng suất thu hoạch mủ cao su cao và đồng đều. Bên cạnh đó việc trồng cao su theo hình thức đồn điền giúp dễ dàng quản lý và thu mua hơn.
Có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích
Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất. Với mục đích trồng cao su non thay cho trồng rừng mới trên đất trống nên đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư muốn tham gia sản xuất cây công nghiệp.
Ngoài ra, các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước hiện đang có tín hiệu lạc quan, lạm phát được kiểm soát, lãi suất đang có xu hướng giảm, nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cao su có điều kiện phát triển bền vững. Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của ngành cao su vẫn rất tốt nên cơ hội đầu tư vào ngành là khả quan.
Thị trường thế giới có nhiều khởi sắc
Hiện nay nền kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng và có nhiều chuyển biến tốt. Nhờ sự hợp tác giữa của Việt Nam trong thời gian gần đây với các tổ chức AEC và nhờ việc kí kết hiệp định TPP mà chúng ta đã được hưởng thêm nhiều ưu đã về thuế xuất để tăng trưởng xuất nhập khẩu. Đặc biệt là ngành sản xuất ô tô trong khu vực đang phát triển mạnh nhờ đó mà ngành xuất khẩu cao su cũng tăng mạnh.
Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường đã giúp các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam có cơ hội hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng các nhà máy chế biến cao su có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường. Dự kiến đến năm 2020 mức tiêu thụ của cao su thế giới sẽ tăng 10 triệu tấn so với năm 2006. Đây là tiềm năng lớn cho các công ty cao su Việt.
Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng khai thác cao su tự nhiên cao nhất thế giới, nên những thay đổi tích cực của ngành cao su thế giới có tác động ít nhiều đến sự tăng trưởng ngành cao su Việt Nam. Vì thế các doanh nghiệp trong ngành cần phải mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo dựng thương hiệu cho thị trường cao su của Việt Nam.
Xem thêm: Kỳ vọng giá cao su tự nhiên phục hồi trong năm 2015